๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


๑ஐ๑ღ™¤°™¦† Diễn đàn Sinh học - Trường THCS Trần Quang Khải †¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] sự đa dạng của nấm Wed Aug 15, 2012 8:50 pm
[�] Thông báo hãy vào http://bluexone.net/forum/forum.php để ôn tập Sat Dec 17, 2011 10:58 am
[�] Hóa 8 - Đề 1 Wed Dec 07, 2011 4:33 pm
[�] Cau truc nhiem sac the 4.9 Sat Nov 26, 2011 7:26 pm
[�] loài tôm sông Tue Nov 15, 2011 8:01 pm
[�] hai loại lúa Fri Nov 11, 2011 4:58 pm
[�] tầm quan trọng của thực vật Tue Nov 08, 2011 9:00 pm
[�] đặc điểm của tảo Tue Nov 08, 2011 8:59 pm
[�] thực vật có phôi Tue Nov 08, 2011 8:57 pm

Share | 
 

 Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
miss_hothikimngan
Xì Trum Đại Bàng
Xì Trum Đại Bàng
miss_hothikimngan

Tổng số bài gửi : 256
Join date : 10/06/2011
Age : 37
Đến từ : Xứ sở Xì Trum

Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số Empty
Bài gửiTiêu đề: Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số   Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số I_icon_minitimeWed Jun 22, 2011 3:52 pm

Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số Photo_1300079677 Âm thanh cũng có thể đến tai trong bằng đường dẫn truyền xương. Khi có kích thích âm xương sọ rung. Những sự rung động bỏ qua tai ngoài và tai giữa, kích thích trực tiếp các chất dịch của tai trong.



Mọi người có thể nghe mọi thứ một phần qua đường dẫn truyền khí và một phần qua đường dẫn truyền xương. Một người có cơ chế nghe bình thường, hầu như nghe hoàn toàn bằng đường dẫn truyền khí, ngoại trừ giọng nói của họ. Người ta nghe giọng nói của chính mình thông qua sự kết hợp của cả đường dẫn truyền khí và đường dẫn truyền xương. Hầu hết mọi người khi nghe lại giọng ghi âm của mình lần đầu, rất ít khi nhận ra giọng của mình. Giọng nói mà họ đang nghe chỉ thông qua đường dẫn không khí, thay vì thông thường họ nghe bằng sự kết hợp của cả đường dẫn truyền khí và đường dẫn truyền xương.


Để minh họa sự truyền dẫn âm thanh qua đường xương, bạn chỉ cần gãi đầu. Bạn sẽ nghe thấy tiếng gãi đầu chủ yếu qua đường dẫn truyền xương. Bây giờ thử gãi mu bàn tay. Những âm thanh bạn nghe được thông qua đường dẫn truyền khí.

Khoảng cách khí xương (air-bone Gap) là tên miêu tả sự khác biệt trong sự nhạy cảm giữa đường dẫn truyền xương và đường dẫn truyền khí. Trong khoảng cách khí xương thì dẫn truyền đường xương luôn tốt hơn dẫn truyền đường khí và không bao giờ có sự ngược lại. Bình thường chúng ta nghe đường dẫn truyền khí tốt hơn hơn là đường dẫn truyền xương. Khoảng cách khí xương cho biết sự suy yếu của phần dẫn truyền trong cơ chế nghe.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, màng nhĩ và chuỗi xương nhỏ không có. Đường dẫn truyền khí đưa âm thanh qua ống tai và hòm nhĩ đến cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn cùng một lúc. Một số hoặc tất cả các âm thanh mất đi, gây điếc nặng.

DÃY TẦN SỐ

Tai bình thường có thể nghe dãy tần số từ khoảng 20 Hz đến 20.000 Hz. Một số tác giả đưa ra con số hơi khác, với giới hạn thấp hơn nằm trong khoảng 12 đến 20 Hz và giới hạn cao nằm trong khoảng 12,000 đến 20,000 Hz. Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số Spacer

Tai người không thể nghe tốt như nhau ở tất cả các tần số. Nói chung, tần số nhạy cảm nhất là âm thanh từ 3.000 tới 4.000 Hz. Trong hình 7-1 ở trên, các đồ thị được biểu diễn bằng dB SPL (Sound Pressure Level = mức áp suất âm thanh). Nó cho thấy độ nhạy khác nhau ở tần số khác nhau. Các âm thanh nhỏ nhất mà con người có thể nghe được thể hiện bởi các đường cong thấp nhất trong hình minh hoạ.

Trục ngang, dọc theo đáy của đồ thị, là thang logarit. Số ngoài cùng bên trái là 20 Hz. Tám đường thẳng đứng cách nhau không đều giữa 100 và 1000 Hz từ trái sang phải tương ứng với: 200, 300, 500, 600, 700, 800, và 900 Hz. Các Giá trị cho tám đường thẳng đứng giữa 1000 và 10.000 Hz là 2.000, 3.000, 4.000, 5.000, 6.000, 7.000, 8.000, và 9.000 Hz.

Các đường cong là các đường viền mức âm thanh nghe cùng độ lớn (equal loadness contours) hoặc đường âm. Phôn là đơn vị đo độ lớn nghe bằng nhau của âm thanh tại các tần số khác nhau.

Tại tần số 1000 Hz, phôn tương đương với dexiben. Để xác định một âm thanh của tần số khác có bao nhiêu phôn, người ta so sánh các tần số này với độ lớn âm thanh ở tần số 1000 Hz. Mỗi đường cong kết nối các âm có tần số khác nhau. Mặc dù độ lớn nghe của mỗi âm thanh trên một dòng là như nhau, cường độ tạo ra độ lớn nghe thì khác nhau.

Trên đồ thị biểu diễn độ lớn nghe như nhau, hãy xem đường mức được đánh số 40. Theo định nghĩa, 40 phôn tại 1000 Hz bằng 40 dB SPL (mức áp suất âm thanh). Cường độ tại 100 Hz tăng tới 60 dB SPL là đơn vị độ lớn âm thanh của 40 phons – lớn bằng 40dB SPL tại tần số 1000 Hz. Nói cách khác, một âm có độ lớn âm thanh ở tần số 1000 Hz của cường độ 40 dB bằng âm thanh ở tần số 100 Hz của cường độ 60 dB. Ở các tần số trầm, cần có cường độ lớn hơn để làm cân bằng độ lớn âm thanh nghe.

Tăng tín hiệu 1.000 Hz lên 10 dB tạo ra đường mức âm thanh cùng giá trị ở 100 Hz chỉ lớn hơn khoảng 5 dB, và ở 30 Hz chỉ tăng khoảng 2dB. Một khi các âm thanh ở tần số trầm đủ lớn để nghe, âm thanh này sẽ lớn hơn và tăng nhanh chóng so với tín hiệu 1.000 Hz. Đường cong độ lớn nghe bằng nhau thấp nhất là 0 dB tại 1000 Hz, nhưng phải có một cường độ khoảng 65 dB để có thể nghe được ở 30 Hz.

Đồ thị cho thấy rằng khả năng nghe không giống nhau ở tất cả các đường mức âm thanh. Mỗi đường mức có hình dạng hơi khác nhau. Các đường phía dưới thì cong hơn. Các đường dần dần thẳng hơn khi cường độ tăng. Đây là một đặc tính quan trọng của tai người. Mức nghe dễ chịu bao gồm các cường độ bằng nhau ở mỗi tần số.

Chúng ta sử dụng thuật ngữ âm trầm và âm cao để mô tả các tần số, với đường phân chia tại 1000 Hz.

Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số Loudnesscontrol_ts_1

Vùng nghe hiệu quả được thể hiện trong phần tô đen của hình 7-2, chiếm phần đường mức âm thanh nghe bằng nhau của đồ thị trước đó. Trên đồ thị này, bạn có thể tìm thấy các dải tần cho mỗi cường độ. Tìm hiểu các dải tần số đi trên đồ thị. Ví dụ, ở mức 20 dB, tai nghe với một dải tần từ 200 Hz đến 15.000 Hz.

Bạn cũng có thể tìm thấy dãy cường độ cho một tần số nhất định. Dãy cường độ tăng trên đồ thị. Ví dụ, tại 1.000 Hz, dãy cường độ từ 0 dB tới khoảng 125 dB. Dãy cường độ này là dãy động học (dynamic range). Đường ranh giới phía trên là tiếng ồn tối đa. Âm thanh trên mức này gây khó chịu và có thể làm đau tai.

Mặc dù các đồ thị trên là tương tự nhau, chúng thể hiện hai khái niệm khác nhau. Loại đồ thị này sẽ trở nên rất quen thuộc với bạn như biểu đồ “vùng nghe của người”. Chúng ta không thể thay đổi vùng nghe này, nhưng chúng ta có thể làm tăng sự hiểu biết về quá trình xử lý nghe của chúng ta bằng cách sử dụng biểu đồ này để minh họa các khái niệm mới bằng các cách khác nhau.

Một người nghe kém thì vùng thính giác bị ảnh hưởng. Dãy tần số quan trọng để chúng ta có thể đạt được kỹ năng giao tiếp tốt hơn thì nhỏ hơn nhiều, từ 125 Hz đến 8000 Hz, nhưng dãy cường độ vẫn duy trì giống như vùng nghe của người. Cả 2 dãy tần số và cường độ của các bệnh nhân được kiểm tra bằng máy đo thính lực.
Về Đầu Trang Go down
http://sinhtqk.tk
 

Cấu tạo tai - Phần 5: Dẫn truyền đường xương và dãy tần số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
»  SỰ DẪN TRUYỀN HƯNG PHẤN
» Các con đường vận chuyển nước và muối khoáng của Rễ 1.6
» Các con đường vận chuyển nước và muối khoáng của Rễ 1.7
» Các con đường vận chuyển nước và muối khoáng của Rễ
» Nhóm máu và truyền máu
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑ :: Tài nguyên Sinh học :: Sinh học 8 - Con người :: Chương IX. Thần kinh và giác quan-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất