miss_hothikimngan Xì Trum Đại Bàng
Tổng số bài gửi : 256 Join date : 10/06/2011 Age : 38 Đến từ : Xứ sở Xì Trum
| Tiêu đề: Hệ tuần hoàn máu ở Người Sat Jun 11, 2011 10:47 pm | |
| Mạch máu giống nhưng những đường ống dẫn nối với tim, đưa máu đi đến các mô rồi trở về tim. Cấu trúc của các mạch máu rất khác nhau tùy theo vị trí của chúng trong hệ tuần hoàn. Do máu chảy từ nơi có áp lực cao đến nơi có áp lực thấp nên cấu tạo của mạch máu cũng tùy thuộc vào áp lực và vận tốc dòng máu mà chúng phải chịu. Áp lực trong các động mạch lớn hơn tĩnh mạch. Các mạch máu được chia ra theo vị trí của chúng trong vòng tuần hoàn như sau:
1. Các động mạch ( Aorta): - Đường kính tối đa 3cm - Mang máu ra từ tim và có thành dày để chịu áp lực cao nhất - Lớp trong cùng của thành mạch gọi là lớp áo trong bao gồm lớp tế bào nội mô được tăng cường bởi mô liên kết. Nhiệm vụ của chúng là giảm lực ma sat với dòng máu. - Lớp áo giữa của phần động mạch gần tim cấu tạo từ khoảng 40 tấm đàn hồi. Ở các phần xa hơn, nhiều sợi đàn hồi được thay bằng sợi cơ - Lớp ngoài cùng của đôngh mạch tạo nên một lớp xơ mỏng che phủ - Khi van động mạc chỉ đóng lại, các sợi đàn hồi ở thành động mạch ngắn lại, duy trì áp lực dòng máu, biến hoạt độgn bơm ngắt quãng của tim thành một áp lực liên tục, giúp máu chảy đề đặn. - Lòng mạch thường nhỏ hơn các tĩnh mạch tương đương
2. Động mạch nhỏ:- Đường kính dưới 100 micromet - Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của động mạch - Thành của động mạch nhỏ có rất nhiều tế bào cơ, có rất ít hoặc không có mô đàn hồi. - Các cấu trúc thần kinh điều khiển các động mạch nhỏ xuất phát từ hệ thần khinh giao cảm ( một phần của hệ thống thần kinh thực vật điều hòa các chức năng của cơ thể) - Giữ vai trò quan trọng trong điề hòa dòng máu đi đến các cơ quan nội tạng của cơ thể.
3. Các mao mạch: - Là các mạch máu nhỏ nhất và nhiều nhất tạo thành lưới mao mạch, nơi trao đổi chất với các tế bào của mô. Cơ thể con người chứa khoảng 100.000 km mao mạch. - Đường kính trung bình khoảng 8 micromet, và dày khoảng 0,2 micromet - Là kết quả của sự phân nhánh nhiều lần của đông mạch nhỏ. - Các mao mạch đi đến hầu hết các mô, hầu như không có tế bào nào mà không có mao mạch tiếp cận - Thành mao mạch có tác dụng như 1 màng thấm chọn lọc, cho nước, các chất khí hoàn tan, các ion và các phân tử thúc ăn đi qua nhưng lại ngăn cản các phân tử lớn như protein. - Mao mạc còn có thể cho bạch cầu đi vào mô, là một phần của hệ thống bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. - Thành mào mạch còn chứa các túi ẩm bào để vận chuyển một số chất nhất định.
4. Các các tĩnh mạch nhỏ: - Hình thành ở chỗ các mao mạch hợp lại với nhau. Đường kính khoảng 20-30 micromet. - Các tĩnh mạch nhỏ đầu tiên không có lớp giữa, các tĩnh mạch lớn hơn có lớp giữa mỏng chứa các sợi cơ, do đó có thể thay đổi được đường kính.
5. Các tĩnh mạch ( Vein):- là các mạch máu lớn do các tĩnh mạch nhỏ hợp thành. Đường kính tối đa 2,5cm. - Có 3 lớp giống động mạch, nhưng lớp giữa mỏng và yếu hơn. Lớp ngoài thường dày nhất, bao gồm chủ yếu là sợi collagen và 1 ít sợi cơ và sợi đàn hồi - Lòng mạch lớn hơn động mạch tương đương.
[/url] Sự hình thành dịch mô: - Máu đi ra từ tim, vào các động mạch, tới các động mạch nhỏ, sau cùng là các mao mạch rồi đi vào tĩnh mạch nhỏ, qua tĩnh mạch rồi về tim. - Sự trao đổi chất diễn ra tại lưới mao mạch, qua trung gian là dịch mô. Dịch mô được hình thành qua quá trình lọc qua thành mao mạch. - Do áp lực thủy tĩnh trong các mao mạch lớn hơn nhiều so với mô nên nước, các chất khí hoàn tan, các ion và các phân tử thúc ăn dễ dàng thấm qua màng mao mạch để đi vào mô, tạo thành dịch mô. - Các tế bào của mô thực hiện trao đổi chất với dịch mô. - Ở cuối các tĩnh mạch, do huyết tương trong máu có nồng độ chất hòa tan lớn hơn nhiều so với dịch mô nên dù cho áp lực dòng máu lớn hơn trong mô nhưng nước vẫn có thể thẩm thấu trở lại vào máu, các chất như CO2 và sản phẩm dư thừa của các quá trình chuyển hóa rời mô qua quá trình khuyếch tán nhờ một phần dịch mô đi vào các mạch bạch huyết. - Lượng máu chảy qua mạng lưới mao mạch được điều hòa bởi nhiều loại tác nhân. Ví dụ như khi oxy trong mô giảm xuống và CO2 tăng lên thì các cơ thắt ở phía trước mao mạch giãn ra để tăng cường dòng máu, đáp ứng nhu cầu về oxy của mô. Dòng chảy của máu |
|
miss_hothikimngan Xì Trum Đại Bàng
Tổng số bài gửi : 256 Join date : 10/06/2011 Age : 38 Đến từ : Xứ sở Xì Trum
| Tiêu đề: Phân bố máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể Wed Jun 15, 2011 2:24 am | |
| Tên cơ quan | Số lượng máu tình bằng cm3 ứng với 100g cơ quan trong 1 phút | Cả cơ thể nói chung | 8,8 | Cơ xương | 12-17 | Dạ dày | 21 | Tuyến nước bọt | 76 | Tim | 90 | Thận (khi hoạt động cao) | 100 | Thận (khi hoạt động trung bình) | 56 | Não | 136 | Tuyến giáp | 560 |
|
|
miss_hothikimngan Xì Trum Đại Bàng
Tổng số bài gửi : 256 Join date : 10/06/2011 Age : 38 Đến từ : Xứ sở Xì Trum
| Tiêu đề: Tốc độ dòng máu di chuyển trong mạch máu ở người Wed Jun 15, 2011 2:27 am | |
| Tên mạch | Tốc độ máu trong 1 giây | Động mạch | 30-50cm | Mao mạch | 0,5mm | Tĩnh mạch lớn | 5-20cm |
|
|
Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Hệ tuần hoàn máu ở Người | |
| |
|