Các phần hóa thạch của thực vật quả nón và thực vật hạt kín như rễ, thân và cành có thể khá phổ biến trong các lớp đá trầm tích trong các hồ và ven bờ từ đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Tùng đỏ duyên hải (chi Sequoia) và các liên minh của nó như mộc lan, sồi và các loài cọ cũng thường được tìm thấy.
Gỗ hóa đá cũng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu tìm thấy trong các khu vực khô cằn và sa mạc, những nơi chúng hay bị lộ thiên sớm do xói mòn. Gỗ hóa đá thường chứa nhiều silic (các chất hữu cơ bị thay thế bằng điôxít silic), và các mô thụ phấn thường được bảo quản khá chi tiết. Các mẫu vật như thế có thể cắt và đánh bóng bằng các dụng cụ chạm trổ đá. Các rừng hóa thạch chứa gỗ hóa đá đã được tìm thấy ở mọi châu lục.
Các hóa thạch của dương xỉ có hạt như Glossopteris được phân bổ khá rộng rãi ở vài châu lục thuộc Nam bán cầu, một thực tế hỗ trợ ý tưởng ban đầu của Alfred Wegener về thuyết trôi dạt lục địa.