Lúa mì spelt (Triticum spelta) Lúa mì spelt một loại của lúa mì chúng ta thường xài, mọc trên các vùng đất cằn. Tại các vùng đất cao đến 1500 mét người ta vẫn có thể trồng nó. Lúa mì spelt có chứa nhiều chất khoáng và nhiều vitamine hơn tất cả những loại lúa mì khác. Thành phần protein có chứa amino acid cần thiết. Spelt có chứa nhiều gluten, điều làm cho bột của lúa mì spelt rất dễ nướng
Lúa mì spelt chín có chứa nhiều silicon dioxide , chất tốt đối với da, móng tay chân cũng như tóc. Ngoài ra còn có ảnh hưởng tốt đến khả năng tập trung.
[http://agriviet.com]>Lúa mì spelt không những chỉ dùng để chế bánh mì, họ còn dùng nó để chế các loại mì, nui. Vỏ trấu của hạt lúa mì spelt được dùng để làm gối có thể giảm bớt triệu chứng đau ù tai
Cốm lúa mì spelt: Thâu hoạch lúc lúa chưa chín vừa mới đọng sữa. Họ sấy khô và dùng để ăn, rất tốt cho hệ thống tiêu hoá.
Lúa mạch ( Hordeum vulgare) Một trong những loại được trồng cấy lâu đời nhất. Ngày nay người ta trồng phần nhiều loại lúa mạch „trần“, vì loại loại lúa mạch thông thường có vỏ trấu mọc sát với hạt lúa mạch. Lúa được dùng máy xay đề tách vỏ trấu, qua quá trình này hạt lúa mạch mất đi các chất dinh dưỡng trong vỏ cám.
Lúa mạch còn dùng để chế bia, tuy nhiên chỉ là những loại đặc biệt được trồng riêng cho mục đích này. Lúa mạch không thể dùng để chế bánh mì được vì nó không có chứa chất gluten.
Yến mạch (Avena sativa) Mọc khắp mọi nơi- chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất thuốc. Yến mạch tại các nước kỹ nghệ thường được dùng để nuôi gia súc thịt ( heo, bò). Ðáng tiếc là trong các món ăn của chúng ta hiện nay không có yến mạch. Chúng ta đã không biết trọng giá trị của các chất dinh dưỡng trong đó.
Ngày xưa nhiều bộ lạc chỉ ăn yến mạch. Dù công việc nặng nhọc nhưng những họ vẫn mạnh khoẻ. Ðến thế kỷ thứ kỷ thứ 18 yến mạch vẫn là lương thực chính của nhiều sắc dân. Khi khoai tây trở thành lương thực chính thì yến mạch bị thải qua cho gia súc.
Yến mạch là loại ngũ cốc có chứa nhiều protein nhất. Nó có giá trị sinh học rất cao. Ăn chung với sữa 100 g yến mạch cung cấp đủ lượng amino acid cần thiết trong một ngày.
Yến mạch có chứa nhiều enzyme phân chất bột nên ăn rất dễ tiêu. Yến mạch có một vị trí quan trọng trong lương thực cuả trẻ em.
Ngoài ra, yến mạch có chứa nhiều chất sắt, kẽm, calcium cũng như vitamine B và folic acid. Yến mạch là một loại lương thực làm khoẻ người và tăng khà năng tập trung.
Hạt kê (Panicum miliaceum) Loại cây có khả năng chịu nắng rất cao, có thể mọc ở các ranh giới sát các vùng sa mạc. Hạt kê thuộc loại ngũ cốc có vỏ trấu như lúa mạch và lúa mì. Kê là một loại ngũ cốc không có gluten và được trồng khắp nơi trên thế giới. Cùng chung số phận với yến mạch, hạt kê bị biến thành thức ăn cho gia súc kể từ khi khoai tây, bắp và lúa được trồng nhiều.
Chất dinh dưỡng trong hạt kê lệ thuộc vào vùng trồng cấy. Chất protein trong hạt kê không đầy đủ. Nó thiếu các chất amino acid cần thiết và cần phải được ăn chung với sữa, trứng và phô mai. Tại các nước thứ ba, nơi hạt kê được dùng làm lương thực chính thường xảy ra những bịnh thiếu protein.
Hạt kê sống rất khó tiêu vì có chứa chất ức chế enzyme trypsin (như đậu nành). Tụy tạng sẽ bị hạn chế những hoạt động cuả enzym. Hạt kê nấu chín không có những ảnh hưởng trên.
Khi nấu kê cũng cứng như gạo và có thể thế gạo được, ngoài ra hạt kê có chứa nhiều dinh dưỡng hơn gạo.
Hạt kê có ít chất sơ hơn trong các loại ngũ cốc khác, nhưng nó chứa rất nhiều chất khoáng, đặc biệt lượng sắt rất cao. Lượng Fluor trong hạt kê có tác dụng chống sâu răng.
Bắp ( Zea mays) Sống tại những vùng đất có nhiều chất nitơ, nông dân thường xử dụng phân chuồng để bón cho bắp. Bắp mọc khắp nơi trên thế giới và đã là lương thực chính của vùng balkan cũng như Ý.
Bắp không chứa nhiều dinh dưỡng như các loại ngũ cốc khác. Nếu chỉ xử dụng bắp làm lương thực sẽ xảy ra những triệu chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamine B.
Mầm bắp có chứa nhiều Vitamin E cũng như có chứa vitamin K
Lúa (Oryza sativa) Cứ một trong hai người trên thế giới hiện nay sống nhờ lúa gạo.
Khí hậu nóng và nhiều nước: điều kiện để trồng lúa. Nơi sản xuất lúa nhiều nhất thế giới là Á châu. Ở California, lúa đang được thử trồng với một kỹ thuật hiện đại. Giá cả trên thị trường sẽ giảm và nhiều nông dân tại Á châu sẽ phải phá sản.
Trên thế giới có hàng ngàn loại lúa. Ở Âu châu người ta chì tìm thấy ba loại gạo ở dạng hột dài, hột tròn và hột gạo patna.
Hạt gạo nức chỉ được tách vỏ trấu và hạt gạo vẫn còn được bao bọc bởi lớp da cám với lượng vitamine và chất khoáng. Cũng trong lớp da này hạt gạo chứa tất cả các amino acid quan trọng.
Vì loại gạo này không giữ lâu được lâu nên người ta xay bỏ cả lớp da cám. Theo đó gần như tất cả các chất dinh dưỡng bị mất đi.
Lúa mạch đen (Secale cereale)
Quê hương của loại lúa mạch này là Liên xô và Iran. Ngày nay vùng trồng lúa mạch đen chính nằm ở phiá đông Âu châu.
Luá mạch đen có chứa nhiều Amino acid hơn lúa mì đến 25 %. Ngoài ra, lúa mạch đen có chứa nhiều Vitamin B, chất sắt cũng như chất kẽm
Lúa mì (Triticum Aestivum)
Hạt lúa mì nguyên có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng khi xay những chất này đã theo cám ra ngoài thành lương thực của gia súc.
Lúa mì nguyên có chứa Vitamine B, E , folic acid. Ngoài ra, các chất khoáng như Calcium, Phosphor, sắt, Magnesium, silicon dioxide , postassium, iodine, cũng như selenium.