๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


๑ஐ๑ღ™¤°™¦† Diễn đàn Sinh học - Trường THCS Trần Quang Khải †¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] sự đa dạng của nấm Wed Aug 15, 2012 8:50 pm
[�] Thông báo hãy vào http://bluexone.net/forum/forum.php để ôn tập Sat Dec 17, 2011 10:58 am
[�] Hóa 8 - Đề 1 Wed Dec 07, 2011 4:33 pm
[�] Cau truc nhiem sac the 4.9 Sat Nov 26, 2011 7:26 pm
[�] loài tôm sông Tue Nov 15, 2011 8:01 pm
[�] hai loại lúa Fri Nov 11, 2011 4:58 pm
[�] tầm quan trọng của thực vật Tue Nov 08, 2011 9:00 pm
[�] đặc điểm của tảo Tue Nov 08, 2011 8:59 pm
[�] thực vật có phôi Tue Nov 08, 2011 8:57 pm

Share | 
 

 Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
miss_hothikimngan
Xì Trum Đại Bàng
Xì Trum Đại Bàng
miss_hothikimngan

Tổng số bài gửi : 256
Join date : 10/06/2011
Age : 38
Đến từ : Xứ sở Xì Trum

Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ)   Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) I_icon_minitimeWed Jun 22, 2011 3:46 pm

Tai giữa nằm lõm sâu vào xương thái dương tạo thành một khoang được lót một màng nhầy và chứa đầy khí. Tai giữa có 3 xương nhỏ với các dây chằng, hai cơ, cửa vòi nhĩ, cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn. Phần trên của tai giữa hay còn gọi khoang thượng nhĩ (epitympanic cavity) có lỗ nhỏ để không khí vào các tế bào chũm của xương thái dương. Các nhánh của một số dây thần kinh đi ngang qua tai giữa nhờ các đường ống nằm trong xương.





Giới hạn của tai giữa là màng nhĩ và cửa sổ bầu dục. Lớp thứ ba của màng nhĩ là màng nhầy, lớp này cũng lót toàn bộ hòm nhĩ. Màng nhầy niêm mạc là một lớp mô mỏng có chứa các tế bào tiết dịch.



Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) Ear




Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) Ossicles
Hình 1. Tai giữa (middle ear) hoặc hòm nhĩ (tympanic cavity)


Chuỗi xương con bao gồm các xương nhỏ nhất trong cơ thể người. Các xương này đều nằm ở tai giữa, bao gồm xương búa (malleus or hammer), xương đe (incus or anvil) và xương bàn đạp (stapes or stirrup).
Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) 04ossicles



Các xương này được treo lơ lửng bởi các dây chằng và liên kết với nhau một cách lỏng lẻo thành 1 chuỗi gọi là chuỗi xương con (ossicular chain). Cán của xương búa nối vào màng nhĩ. Đầu xương búa khớp với đầu xương đe. Đáy xương đe và đầu của xương bàn đạp tạo thành khớp đe đạp. Đế xương bàn đạp được giữ ở cửa sổ bầu dục bởi dây chằng vòng.



Hệ thống này cho phép năng lượng âm học (acoustic energy) truyền từ màng nhĩ tới cửa sổ bầu dục. Năng lượng ở giai đoạn này gọi là năng lượng cơ học (mechanical energy).

Tai giữa giống như một chiếc máy biến năng. Máy biến năng có thể thay đổi năng lượng từ hình thức này sang hình thức khác. Tai giữa chuyển đổi năng lượng âm học từ màng nhĩ thành năng lượng cơ học trong chuỗi xương nhỏ. Đế xương bàn đạp chuyển đổi năng lượng cơ học từ chuỗi xương con thành năng lượng thủy động học (hydraulic energy) ở tai trong.

Tai giữa cũng giống một chiếc máy biến thế vì nó làm tăng áp suất âm thanh. Kích thước màng nhĩ lớn gấp 17 lần so với cửa sổ bầu dục. Chuỗi xương nhỏ đóng vai trò như đòn bẩy để làm tăng áp suất âm thanh được truyền tới cửa sổ hình bầu dục khoảng 1,3 lần. Chức năng chuyển đổi hay tỷ số tiết diện của tai giữa khoảng 22:1, (17 x 1,3 = 22), tăng 27 dB.

Trong cơ thể người, cơ căng màng nhĩ và cơ bàn đạp là cơ nhỏ nhất. Cơ căng màng nhĩ nối vào cán xương búa. Cơ xương bàn đạp nhỏ hơn nối vào cổ xương bàn đạp. Đầu còn lại của mỗi cơ nằm trên thành của hòm nhĩ.

Cơ căng màng nhĩ và cơ bàn đạp có hai chức năng:

1/. Giữ các mối liên kết của chuỗi xương luôn căng để có thể đáp ứng thích hợp với sự lan truyền sóng âm.

2/. Ngăn cản sự chuyển động quá mức của mối liên kết của chuỗi xương con phòng ngừa tổn thương khi tai nghe những các âm thanh quá lớn. Nếu tổn thương xảy ra, chuỗi xương con bị gián đoạn, và vì vậy chức năng đòn bẩy bị giảm hoặc không thực hiện được.

Khi tai giữa tiếp nhận một âm thanh lớn từ tai ngoài, cơ căng màng nhĩ và cơ bàn đạp co lại, làm chuỗi xương con cứng hơn hoặc chuyển động không thẳng hàng với nhau. Sự chuyển động này thực chất tạo thành một màng chắn ở tai giữa làm âm thanh không khuếch đại được. Sự đáp ứng không mong muốn hoặc co cơ bàn đạp là phản xạ âm thanh hay còn gọi là phản xạ cơ bàn đạp (acoustic reflex). Khi cơ bàn đạp ở tai này co lại thì cơ bàn đạp ở tai kia cũng co lại ngay cả khi tai này không nghe thấy những âm thanh lớn. Phản xạ cơ bàn đạp có thể được đo bằng máy đo trở kháng.

Cửa sổ bầu dục (oval window) là một lỗ nhỏ trong xương giữa phần tai giữa chứa không khí và phần tai trong chứa dịch. Nó được bao phủ bởi một màng mỏng. Đế xương bàn đạp nằm trong cửa sổ bầu dục, phía trên màng. Đế xương bàn đạp và màng bám chặt vào cửa sổ nhờ các dây chằng vòng (annular ligament). Âm thanh được truyền từ chuỗi xương nhỏ đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.

Cửa sổ tròn (round window) là một lớp màng bao phủ lỗ nằm trong xương, phân cách tai giữa và tai trong. Mặc dù lớp màng nằm ở tai giữa, nhưng chức năng của nó là một phần của tai trong.

Cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục được phân cách bởi phần lồi xương gọi là ụ nhô (promontory). Phần lồi lên này là thành của ốc tai nằm ở tai trong.

Vòi nhĩ (Eustachian tube) hay còn gọi là ống thính giác kéo dài từ phần dưới của hòm nhĩ tới phần trên của họng. Phần này, nằm phía sau mũi, là mũi hầu. Mũi hầu đưa không khí bên ngoài vào tai giữa thông qua vòi nhĩ.


Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) EAR


Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ) Middle_ear




Hình 3. Cửa sổ bầu dục (oval window), cửa sổ tròn (round window) và vòi nhĩ (Eustachian tube)

Nếu vòi nhĩ không hoạt động đúng chức năng, tai giữa sẽ duy trì áp suất âm hoặc chân không một phần. Màng nhĩ co lại. Chuỗi xương nhỏ sẽ không hoạt động. Áp suất âm hút dịch từ màng nhầy lót hòm nhĩ. Đây là nguyên nhân gây điếc dẫn truyền.

Ở trẻ em, vòi nhĩ thường thẳng, ngắn, nằm ngang và hơi mở. Vi trùng có thể dễ dàng di chuyển từ mũi hầu vào tai giữa thông qua vòi nhĩ, gây nhiễm trùng. Vì vòi nhĩ nằm ngang nên chất dịch rất khó thoát ra khỏi tai giữa.

Ở người lớn, vòi nhĩ thường dài hơn, cong và hơi nghiêng xuống. Vòi nhĩ dài khoảng 3,7 cm và thường đóng, do đó ngăn ngừa sự nhiễm trùng và tăng cường sự dẫn lưu dịch. Ở người lớn, Vòi nhĩ đã được chứng minh sẽ mở ra khi ho, hắt hơi hoặc nuốt. Những hoạt động này cho phép không khí từ bên ngoài vào tai giữa, hoặc từ tai giữa ra bên ngoài, để cân bằng áp suất môi trường bên ngoài với áp suất trong hòm nhĩ.
Về Đầu Trang Go down
http://sinhtqk.tk
 

Cấu tạo tai - Phần 3: Tai giữa (hòm nhĩ)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Giảm phân và nguyên phân 4.7
» Phản xạ 3.38
» Nguyên phân 4.1
» Cấu tạo tai - Phần 1: Tai ngoài
» Nguyên phân 4.2
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑ :: Tài nguyên Sinh học :: Sinh học 8 - Con người :: Chương IX. Thần kinh và giác quan-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất