Hội chứng tim đập nhanh hay còn được gọi là
Tachycardia, xuất phát từ chữ
tachys trong tiếng
Hy Lạp (
nhanh hoặc
tăng tốc) và
kardia (
trái tim). Hiện tượng này xảy ra khi nhịp tim đập nhanh vượt quá mức bình thường cho một tần suất nghỉ ngơi của trái tim (tần suất này là lúc tim không hoạt động hoặc lúc nghỉ ngơi). Nó có thể rất nguy hiểm tùy thuộc vào độ khó chịu khi tim đang làm việc và hoạt động mạnh. Ngưỡng trên của nhịp tim một con người bình thường thường là dựa trên tuổi.
[1]Khi tim đập nhanh, nó sẽ bơm
máu kém hiệu quả đi và lưu lượng máu được cung cấp sẽ ít hơn so với các phần còn lại của
cơ thể, bao gồm cả chính nó. Nhịp tim tăng cũng dẫn đến việc nhu cầu
ôxy cần cho tim (
cơ tim) là cao hơn, việc này có thể dẫn đến
thiếu máu cục bộ và như vậy, có lẽ nó sẽ gây ra một cơn đau tim (
nhồi máu cơ tim). Điều này xảy ra bởi vì các dòng chảy giảm lượng ôxy cần thiết tới tim gây ra các
tế bào cơ tim để bắt đầu chết đi. Sâu hơn, điều này dẫn đến đau thắt
ngực và bệnh thiếu máu cục bộ sẽ kéo dài kinh niên.
ECG cho thấy nhịp tim nhanh xoang với tốc độ khoảng 100 nhịp / phút
Thời gian | 1–2 ngày | 3–6 ngày | 1–3 tuần | 1–2 tháng | 3–5 tháng | 6–11 tháng | 1–2 năm | 3–4 năm | 5–7 năm | 8–11 năm | 12–15 năm | Trên 15 năm - người lớn |
Nhịp đập/phút (nđ/p) | 159 nđ/p | 166 nđ/p | 182 nđ/p | 179 nđ/p | 186 nđ/p | 169 nđ/p | 151 nđ/p | 137 nđ/p | 133 nđ/p | 130 nđ/p | 119 nđ/p | 100 nđ/p |