NƠI SINH TRƯỞNG
San hô đỏ sống ở đáy biển nhiều đá với trầm tích thấp, thường ở môi trường tối--hoặc ở dưới sâu hoặc trong các hang hốc tối. Loài nguyên thủy C. rubrum được tìm thấy chủ yếu ở Địa Trung Hải. San hô đỏ sống ở độ sâu từ 10 đến 300 m, trong đó những quần thể ở vùng nước nông gần như đã tuyệt diệt do sự khai thác của con người. Loài san hô này còn được tìm thấy ở một số vùng thuộc Đại Tây Dương ở gần eo biển Gibraltar và các đảo của Cape Verde. Các loài Corallium là giống địa phương của vùng Tây Thái Bình Dương, đặc biệt nổi tiếng là vùng quanh Nhật Bản (Corallium japonicum) và Đài Loan; những loài này sống ở độ sâu từ 350 đến 1500 m trong những vùng có dòng biển mạnh.
CẤU TẠO
Giống như các loài khác thuộc bộ San hô sừng (Gorgonacea), san hô đỏ giống như những bụi cây không lá cao đến 1 mét. Bộ xương quý giá của nó có cấu tạo từ các gai cacbonat canxi cứng đan vào nhau, có mầu ở các sắc đỏ do các sắc tố carotenoid. Khi còn sống, các nhánh xương san hô được phủ một lớp mềm mầu đỏ tươi, trên đó thò ra vô số thể polip mầu trắng có thể co lại được.
MỘT SỐ THÔNG TIN THÊM VỀ SAN HÔ
Xương cứng của các cành san hô đỏ có mầu óng ánh (matte) tự nhiên, nhưng có thể được đánh bóng để có độ sáng như thủy tinh. San hô đỏ có các sắc độ ấm của mầu đỏ từ hồng nhạt đến đỏ thẫm; từ mầu đỏ san hô cũng được dùng để chỉ những mầu này. Do có mầu bền, đẹp và độ bóng, từ thời cổ đại xương san hô đỏ đã được khai thác để làm đồ trang trí. Đồ trang sức bằng san hô đỏ đã được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập cổ và mộ thời tiền sử ở châu Âu. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục chế tác đồ trang sức từ san hô đỏ.
San hô đỏ có tỷ trọng riêng (relative density) là 3,86 và độ cứng 3,5 theo thang độ cứng Mohs. Do đặc điểm mềm và không trong suốt, san hô đỏ thường được mài thành mặt tròn (en cabochon), hoặc làm hạt cườm