๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Để tham gia Diễn đàn cùng chúng tớ , Mời bạn Đăng Ký hoặc Đăng Nhập
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


๑ஐ๑ღ™¤°™¦† Diễn đàn Sinh học - Trường THCS Trần Quang Khải †¦™ °¤™ღ๑ஐ๑
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng keke
Bài gửingười gửithời gian
[�] sự đa dạng của nấm Wed Aug 15, 2012 8:50 pm
[�] Thông báo hãy vào http://bluexone.net/forum/forum.php để ôn tập Sat Dec 17, 2011 10:58 am
[�] Hóa 8 - Đề 1 Wed Dec 07, 2011 4:33 pm
[�] Cau truc nhiem sac the 4.9 Sat Nov 26, 2011 7:26 pm
[�] loài tôm sông Tue Nov 15, 2011 8:01 pm
[�] hai loại lúa Fri Nov 11, 2011 4:58 pm
[�] tầm quan trọng của thực vật Tue Nov 08, 2011 9:00 pm
[�] đặc điểm của tảo Tue Nov 08, 2011 8:59 pm
[�] thực vật có phôi Tue Nov 08, 2011 8:57 pm

Share | 
 

 TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
miss_hothikimngan
Xì Trum Đại Bàng
Xì Trum Đại Bàng
miss_hothikimngan

Tổng số bài gửi : 256
Join date : 10/06/2011
Age : 38
Đến từ : Xứ sở Xì Trum

TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY Empty
Bài gửiTiêu đề: TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY   TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY I_icon_minitimeMon Jun 20, 2011 4:22 pm

1. Cấu tạo của dạ dày



TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY Da-day

- Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng. Thành dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ trơn: lớp cơ dọc ở ngoài, cơ vòng ở giữa và cơ chéo ở trong. Bên trong thành là lớp niêm mạc dạ dày có rất nhiều nếp nhăn. Giữa lớp cơ trơn với lớp niêm mạc có đám rối thần kinh Meissner và Auerbach.

- Dạ dày được chia làm 3 phần: phần tâm vị thông với thực quản, phần môn vị nối với tá tràng qua lỗ môn vị và phần thân. Phần thân dạ dày có khả năng đàn hồi lớn giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày là nơi tiết dịch vị.

- Ở dạ dày pH vào khoảng 2.

2. Các cử động cơ học ở dạ dày

a) Sự đóng mở môn vị và tâm vị

- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.

- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.

b) Sự co bóp ở phần thân

- Lúc dạ dày trống rỗng, các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần gây tăng nhịp co bóp và cường độ co bóp dẫn đến co bóp đói.

- Cử đông nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển đông từ dưới lên trên sát theo thành dạ dày, do đó dễ thấm dịch vị. Độ axit của dịch vị càng tăng, co bóp càng mạnh. Ở phần thân dưới của dạ dày co bóp diễn ra mạnh, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị để thành 1 dịch lỏng gọi là vị trấp hay nhũ trấp, qua môn vị chuyển xuống tá tràng.

3. Sự tiêu hoá hoá học

a) Cấu tạo của tuyến vị

- Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến vị. Các tuyến vị ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhiều chất nhày. Các tuyến ở thân và đáy dạ dày tiết pepsinogen và HCl là chủ yếu. 1 số tế bào biểu mô tiết ra hoocmon gastrin có tác dụng điều hoà bài tiết dịch vị.

- Sau đây là cấu tạo của 1 tuyến vị



- Mỗi tuyến vị được cấu tạo bởi 4 loại tế bào:
+ Tế bào chính tiết pepsinogen
+ Tế bào viền tiết HCl
+ Tế bào cổ tuyến tiết chất nhày muxin.
+ Tế bào nội tiết tiết hoocmon gastrin

- Tuyến vị còn có các túi chứa dịch vị

b) Thành phần và tác dụng của các chất trong dịch vị

- Pepsinogen là dạng không hoạt động của pepsin, khi gặp HCl và đặc biệt là pepsin được hoạt hoá từ trước, sẽ lập tức chuyển thành pepsin. Pepsin là enzim chính trong sự phân giải protein ở dạ dày, hoạt động tối ưu trong pH = 2. Pepsin cắt liên kết peptit của axit amin có nhân thơm (Phenylalanin, Tyroxin) do đó protein được cắt thành các chuỗi peptit ngắn. Ngoài ra pepsin còn phân giải các sợi collagen liên kết giữa các tế bào của thịt, tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thấm được vào thịt và tiêu hoá chúng.

- Chất nhày quánh và kiềm tính tạo thành 1 lớp dày khoảng 1 mm bao phủ niêm mạc dạ dày để bảo vệ dạ dày cũng như bôi trơn thức ăn.

- HCl trong quá trình tiêu hoá có nhiều chức năng:
+ Hoạt hoá pepsinogen thành pepsin để thực hiện chức năng phân giải protein. Pepsinogen khi tiếp xúc với HCl và đặc biệt khi tiếp xúc với pepsinogen hoạt hoá từ trước sẽ lập tức chuyển thành pepsin là dạng hoạt động.
+ Tạo ra pH thấp ở dạ dày để tiêu diệt vi khuẩn. Một số vi khuẩn chịu đựng được pH thấp như Helicobacter pylori vẫn có khả năng gây bệnh cho dạ dày.
+ Tham gia cơ chế đóng mở môn vị và tâm vị
+ Kích thích tiết hoocmon secretin ở tá tràng
+ Thủy phân xenlulozơ của thực vật non
+ Chuyển ion Fe 3+ thành ion Fe2+ dễ hấp thu
+ Phá hủy lớp màng của bó cơ, tạo điều kiện để pepsin hoạt động phân giải các bó cơ (không phải bó cơ của dạ dày mà là bó cơ trong thịt, cá …)
+ Kích thích sự co bóp của dạ dày
+ Điều hoà tiết dịch tuỵ

- Gastrin là hoocmon có tác dụng kích thích tiết dịch vị.

- Ngoài 4 thành phần kể trên, dịch vị còn chứa các thành phần như sau:

+ Yếu tố nội: yếu tố nội do tế bào viền tiết ra cùng HCl. Yếu tố nội rất quan trọng đối với sự hấp thụ vitamin B12. Do đó khi các tế bào viền bị phá huỷ (như trường hợp viêm dạ dày mãn tính) không chỉ HCl không tiết ra được mà bệnh nhân còn bị thiếu máu ác tính do thiếu hụt vitamin B12. Thiếu máu ác tính là triệu chứng thiếu vitamin B12.

+ Chymosin: phân giải sữa. Hoạt động tối ưu ở pH = 4. Nhờ sự có mặt của Ca2+, casein trong sữa được tạo thành caseinat canxi kết tủa ở dạ dày. Phần còn lại được chuyển xuống ruột non đểtiêu hoá.

+ Lipaza: ở giai đoạn dạ dày lipaza có tác dụng rất yếu. Nó cắt liên kết este giữa glyxerol và axit béo của những lipit đã nhũ tương hoá (lipit trong sữa, trứng)

c) Sự bài tiết HCl

- Tế bào viền tiết ra HCl. Tuy nhiên nếu tiết trực tiếp HCl có thể phá hủy chính tế bào tiết ra nó. Một cơ chế tiết H+ và Cl- tách riêng nhau là thật sự cần thiết. Cơ chế này được diễn ra theo các bước như sau:

+ Ion Cl- được vận chuyển tích cực từ tế bào viền ra lòng kênh. Ion Na+ được vận chuyển tích cực từ lòng kênh vào tế bào. Cả 2 quá trình này gây ra 1 điện thế âm ở lòng kênh vào khoảng -40 đến -70 mV. Điện tích âm gây nên 1 sự khuếch tán thụ động của K+ và 1 ít ion Na+ từ tế bào ra lòng kênh.

+ Trong tế bào, nước được phân ly thành H+ và OH-. Ion H+ được vận chuyển tích cực ra khỏi tế bào, đồng thời K+ được hấp thụ trở lại tế bào bởi bơm H+, K+, ATP-aza. Ion Na+ được tái hấp thu theo 1 bơm riêng. Như vậy hầu hết ion K+ và Na+ khuếch tán ra khỏi tế bào đều được hấp thụ trở lại. H+ sẽ thế chỗ của chúng trong lòng kênh. Tế bào viền cũng có bơm Na+/K+ thông với dịch ngoại bào để đảm bảo nồng độ K+ và Na+ trong tế bào.

+ CO2 hoặc từ quá trình chuyển hoá của tế bào, hoặc từ dịch ngoại bào đi vào tế bào, dưới tác dụng của enzim carbonic anhydraza (CA) sẽ kết hợp với OH- tạo thành HCO3-. HCO3- được khuếch tán vào dịch mô và trao đổi với Cl-. Như vậy Cl- được cung cấp liên tục cho tế bào để vận chuyển ra lòng kênh.

+ Ở kênh, Cl- kết hợp với H+ tạo thành HCl, một phần tạo thành KCl và NaCl. Nước ra khỏi tế bào theo cơ chế thẩm thấu. Như vậy dịch bài tiết cuối cùng chứa HCl và 1 lượng nhỏ KCl, NaCl.

4. Sự điều hoà tiết dịch vị

a) Cơ chế thần kinh

- Sự điều hoà tiết dịch vị theo cơ chế thần kinh được thực hiện theo 2 loại phản xạ
+ Phản xạ có điều kiện: do hình dáng, màu sắc, mùi vị thức ăn, khung cảnh bữa ăn… gây tiết dịch vị. Dịch vị này gọi là dịch vị tâm lý.
+ Phản xạ không điều kiện: Khi thức ăn tác dụng vào niêm mạc dạ dày, các thụ quan bị kích thích và xung thần kinh hướng tâm về hành tuỷ. Xung ly tâm theo dây thần kinh X chạy đến dạ dày, tác động vào đám rối Meissner và từ các đám rối có các sợi chạy đến tuyến vị gây tiết dịch vị. Phân hệ phó giao cảm có tác dụng làm tăng tiết dịch vị, còn giao cảm làm giảm tiết dịch tuy nhiên tác động yếu hơn phân hệ phó giao cảm

b) Cơ chế thể dịch

- Chủ yếu do tác động của gastrin. Gastrin hoà lẫn vào khối thức ăn rồi được hấp thụ vào máu trở lại dạ dày kích thích tuyến vị tiết dịch. Ngoài ra 1 số hoocmon vỏ trên thận cũng làm tăng tiết dịch vị nhưng không trực tiếp.
- Prostaglandin là chất do các mô trong cơ thể tiết ra, có tác dụng giảm tiết dịch vị.
- Khi căng thẳng thần kinh kéo dài, hoocmon vỏ trên thận tiết ra nhiều dẫn đến tăng tiết dịch vị kéo dài, có thể gây loét dạ dày.
Về Đầu Trang Go down
http://sinhtqk.tk
miss_hothikimngan
Xì Trum Đại Bàng
Xì Trum Đại Bàng
miss_hothikimngan

Tổng số bài gửi : 256
Join date : 10/06/2011
Age : 38
Đến từ : Xứ sở Xì Trum

TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY Empty
Bài gửiTiêu đề: dạ dày...cùng xem nào   TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY I_icon_minitimeTue Jun 21, 2011 1:06 am

Về Đầu Trang Go down
http://sinhtqk.tk
 

TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Hệ tiêu hóa 3.20
» Các tuyến tiêu hóa
» Miệng - Lưỡi - Răng
» Chuyến du lịch vào hệ tiêu hóa
» Rõ hơn về niêm mạc của ống tiêu hóa 3.22
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑ஐ๑ღ™¤°™¦†Biology Forum†¦™ °¤™ღ๑ஐ๑ :: Tài nguyên Sinh học :: Sinh học 8 - Con người :: Chương V. Tiêu hóa-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất